Tin tức ,
Tài liệu, bài giảng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 3
Tài liệu huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 3 là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn lao động tại các nơi làm việc. Nó đặc biệt quan trọng đối với các ngành công nghiệp và lĩnh vực lao động đặc biệt nguy hiểm như xây dựng, công nghiệp hóa chất, điện lực, vv.
Mẫu: Thẻ an toàn lao động nhóm 3 |
Huấn Luyện An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Nhóm 3
Phần 1. Hệ thống chính sách, pháp luật về AT-VSLĐ
Hiến pháp
Luật (Bộ Luật) Pháp Lệnh
Nghị Định Chính Phủ Quyết Định Thủ Tướng
Thông tư – Thông tư Liên tịch
(Quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật ngành, lĩnh vực ban hành kèm theo thông tư)
1.1. Luật số 84/2015/QH13-Ngày 25-6-2015
LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
(gồm có 7 chương, 93 điều; có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016)
Luật này quy định việc bảo đảm AT-VSLĐ; chính sách, chế độ đối với người bị TNLĐ, BNN; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác AT-VSLĐ và quản lý nhà nước về AT-VSLĐ.
1.2. Giải thích từ ngữ
- Các thuật ngữ viết tắt trong tài liệu:
- ATLĐ: an toàn lao động
- AT-VSLĐ: an toàn, vệ sinh lao động
- BLĐTBXH: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
- NLĐ: người lao động
- NSDLĐ: người sử dụng lao động
- TNLĐ: tai nạn lao động
- BNN: Bệnh nghề nghiệp
- PTBVCN: Phương tiện bảo vệ cá nhân
- QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
- TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
- SXKD: Sản xuất, kinh doanh
- BHXH: bảo hiểm xã hội
- BHYT: bảo hiểm y tế
- TBN: thiết bị nâng; PKN: phụ kiện nâng
- SWL: (Safe Working Load) tải trọng làm việc an toàn
- WLL: (Working Load Limit) giới hạn tải trọng làm việc
- An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
- Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
- Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động.
- Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động.
- Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho NLĐ, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
- Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với NLĐ.
- Quan trắc môi trường lao động là hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố trong môi trường lao động tại nơi làm việc để có biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống BNN.
1.3. Điều 6. Quyền và nghĩa vụ về AT-VSLĐ của NLĐ
1.3.1 NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có 6 quyền sau đây:
1.3.1.1) Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, AT-VSLĐ; yêu cầu N SDLĐ có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc AT-VSLĐ trong quá trình lao động, tại nơi làm việc;
1.3.1.2) Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về AT-VSLĐ;
1.3.1.3) Được thực hiện chế độ BHLĐ, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện BNN; được NSDLĐ đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị TNLĐ, BNN; được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật doTNLĐ, BNN; được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấpTNLĐ, BNN;
1.3.1.4) Yêu cầu NSDLĐ bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị TNLĐ, BNN;
1.3.1.5) Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra TNLĐ đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác AT-VSLĐ đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm AT-VSLĐ;
1.3.1.6) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật./
1.3.2. NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có 3 nghĩa vụ sau đây:
1.3.2.1) Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm AT-VSLĐ tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về AT-VSLĐ trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể;
1.3.2.2) Sử dụng và bảo quản các PTBVCN đã được trang cấp; các thiết bị bảo đảm AT-VSLĐ tại nơi làm việc;
1.3.2.3) Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất AT-VSLĐ, TNLĐ hoặc BNN; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, TNLĐ theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của NSDLĐ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền./
1.4. Điều 7. Quyền và nghĩa vụ về AT-VSLĐ của NSDLĐ
1.4.1 NSDLĐ có 4 quyền sau đây:
1.4.1.1) Yêu cầu NLĐ phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm AT-VSLĐ tại nơi làm việc;
1.4.1.2) Khen thưởng NLĐ chấp hành tốt và kỷ luật NLĐ vi phạm trong việc thực hiện AT-VSLĐ ;
1.4.1.3) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật;
1.4.1.4) Huy động NLĐ tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, TNLĐ./
1.5. Điều 14. Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Người quản lý phụ trách AT-VSLĐ, người làm công tác AT-VSLĐ, người làm công tác y tế, an toàn, vệ sinh viên trong cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tham dự khóa huấn luyện AT-VSLĐ và được tổ chức huấn luyện AT-VSLĐ cấp giấy chứng nhận sau khi kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu.
NSDLĐ tổ chức huấn luyện cho NLĐ làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ và cấp thẻ an toàn trước khi bố trí làm công việc này.
NSDLĐ chủ động tổ chức huấn luyện riêng về AT-VSLĐ hoặc kết hợp huấn luyện các nội dung về AT-VSLĐ với huấn luyện về PCCC hoặc nội dung huấn luyện khác được pháp luật chuyên ngành quy định.
1.6. Điều 17. Trách nhiệm của NLĐ trong việc bảo đảm AT-VSLĐ tại nơi làm việc
Chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về AT-VSLĐ của NSDLĐ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biện pháp bảo đảm AT-VSLĐ tại nơi làm việc; sử dụng và bảo quản các PTBVCN đã được trang cấp, các thiết bị AT-VSLĐ tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các công việc, nhiệm vụ được giao.
Phải tham gia huấn luyện AT-VSLĐ trước khi sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ
Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây mất AT-VSLĐ, hành vi vi phạm quy định AT-VSLĐ tại nơi làm việc; báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi biết TNLĐ, sự cố hoặc phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố, TNLĐ hoặc BNN; chủ động tham gia ứng cứu, khắc phục sự cố, TNLĐ theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của NSDLĐ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền./
1.7. Điều 18. Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc
1.7.1.NSDLĐ phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật AT-VSLĐ
1.7.2.Tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất một lần/năm
1.7.3.Phải tổ chức kiểm tra, đánh giá yếu tố có hại theo quy định của pháp luật ít nhất một lần/năm
1.7.4.Ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động, NSDLĐ phải:
Thông báo công khai cho NLĐ biết
Cung cấp thông tin khi có yêu cầu
Có biện pháp khắc phục, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại./
1.8. Điều 21. Khám sức khỏe và điều trị BNN cho NLĐ
Hằng năm, NSDLĐ phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho NLĐ; đối với NLĐ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, NLĐ là người khuyết tật, NLĐ chưa thành niên, NLĐ cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng/lần.
Khi khám sức khỏe, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây BNN phải được khám phát hiện BNN./.
1.9. Điều 39. Trách nhiệm của NSDLĐ về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù khi NLĐ bị TNLĐ
Trường hợp NLĐ bị TNLĐ khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành của NSDLĐ ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn, thì NSDLĐ vẫn phải bồi thường cho NLĐ theo quy định tại khoản 4 Điều 38 của Luật này.
Trường hợp NLĐ bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì NSDLĐ trợ cấp cho NLĐ theo quy định tại khoản 5 Điều 38 của Luật này.
Trường hợp NSDLĐ đã mua bảo hiểm tai nạn cho người bị TNLĐ tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, thì người bị TNLĐ được hưởng các khoản chi trả bồi thường, trợ cấp theo hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Nếu số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho người TNLĐ thấp hơn mức quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 38 của Luật này, thì NSDLĐ phải trả phần còn thiếu để tổng số tiền người bị TNLĐ hoặc thân nhân của người bị TNLĐ nhận được ít nhất bằng mức bồi thường, trợ cấp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 38 của Luật này.
Nếu NSDLĐ không đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN cho NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 38 của Luật này, NSDLĐ phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN theo quy định tại Mục 3 Chương này khi NLĐ bị TNLĐ, BNN; việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không thống nhất thì thực hiện theo yêu cầu của NLĐ.
Bộ trưởng Bộ LĐTBXH quy định chi tiết Điều này./
Các văn bản mới
Nghị định số: 37/2016/NĐ-CP ngày 15-5-2016
- (có hiệu lực từ ngày 01–7–2016)
- Quy định chi tiết về bảo hiểm TNLĐ, BNN bắt buộc
Nghị định số: 39/2016/NĐ-CP ngày 15-5-2016
- (có hiệu lực từ ngày 01–7–2016)
- Quy định chi tiết về Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; Khai báo, Điều tra, Thống kê và Báo cáo TNLĐ, sự cố kỹ thuật gây mất AT-VSLĐ đối với một số lao động đặc thù; AT-VSLĐ đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; quản lý nhà nước về AT-VSLĐ.
- Hướng dẫn lập Hồ sơ Vệ sinh Môi trường lao động
Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15-5-2016
- (có hiệu lực từ ngày 01–7–2016)
- Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật AT-VSLĐ về hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ; huấn luyện AT-VSLĐ và quan trắc môi trường lao động.
Thông tư Số: 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2016
- (có hiệu lực từ ngày 01–7–2016)
- Thay Thông tư Liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT, ngày 10/01/2011
- Tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro, tự kiểm tra, báo cáo, sơ kết, tổng kết về công tác AT-VSLĐ đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh
Thông tư số: 13/2016/TT-BLĐTBXH ngày 16-6-2016
- (Có hiệu lực kể từ ngày 01-8-2016; thay Danh mục kèm theo Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH)
- Ban hành Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động (17 công việc)
Thông tư số: 24/2016/TT-BYT ngày 30-6-2016
- (Có hiệu lực từ ngày 01-12-2016)
- Quy định Quy chuẩn KTQG về tiếng ồn – mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc QCVN 24:2016/BYT
Thông tư số: 24/2016/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 30-6-2016
- (Có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2016)
- Quy định Quy chuẩn KTQG về tiếng ồn – mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc QCVN 24:2016/BYT
Làm thế nào để phòng tránh BNN đối với tiếng ồn?
(Có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2016)
Quy định Quy chuẩn KTQG về tiếng ồn – mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc QCVN 24:2016/BYT
#TÀI LIỆU AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG ĐIỆN - NHÓM 3
#TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN AN TOÀN HÓA CHẤT - NHÓM 3
#TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN AN TOÀN CƠ KHÍ - NHÓM 3
#TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN AN TOÀN HÀN ĐIỆN, HÀN HƠI - NHÓM 3
#TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN AN TOÀN HÀN CẮT - NHÓM 3
Để tiết kiệm thời gian và chi phí, Quý công ty có nhu cầu xin cấp Huấn luyện cấp thẻ an toàn nhóm 3 vui lòng liên hệ 0985 40 8822 để được tư vấn miễn phí 24/7
VIỆN ĐÀO TẠO NUCE™ - Đơn vị chuyên đào tạo và cấp Chứng chỉ xây dựng Online số 1 tại Hà Nội, TP HCM và trên toàn quốc.
VPGD: Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - TP. Hà Nội
Phone: 0985.40.8822
Email: ccxd.edu.vn@gmail.com