Trong môi trường công nghiệp và xây dựng, từng bước làm việc đều mang theo những thử thách riêng, và An toàn Vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn nổi lên như một yếu tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Đặc biệt đối với nhóm 1, những công việc đòi hỏi sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm, cũng như sự tập trung và chuẩn bị kỹ lưỡng từ mỗi cá nhân.
Dưới đây là tài liệu Huấn luyện ATVSLĐ dành cho nhóm 1. Tài liệu không chỉ là một hướng dẫn đơn thuần, mà là một công cụ thực tế và chi tiết, hướng đến việc đào tạo và nâng cao nhận thức về các nguy cơ tiềm ẩn và biện pháp phòng ngừa trong công việc hàng ngày. Hãy cùng nhau Viện đào tạo Nuce khám phá và học hỏi để tạo ra một môi trường làm việc an toàn và hiệu quả hơn, vì sức khỏe và thành công của mỗi cá nhân trong tổ chức.
|
Bài giảng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 1 |
ĐỐI TƯỢNG
|
MỤC TIÊU HUẤN
LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
|
Đối tượng
nhóm 1 theo qui định tại Nghị định 44/2016/NĐ – CP
|
Sau khi hoàn
thành khóa học học viên thuộc đối tượng nhóm 1 cơ bản hiểu và nắm được kiến
thức cơ bản sau :
- Kiến thức
chung về hệ thống pháp luật an toàn, vệ sinh lao động, qui chuẩn tiêu chuẩn,
qui định nhà nước về công tác an toàn trong sử dụng, bảo quản, lưu giữ, kiểm
định máy, thiết bị, vật, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
- Tổ chức bộ
máy, quản lý và thực hiện về công tác an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở;
- Kiến thức
cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện
lao động;
- Nguyên lý kỹ
thuật sơ cấp cứu ban đầu.
|
#1. TỔNG QUAN
Tổng Quan Hệ Thống Chính Sách, Pháp Luật Về An Toàn Vệ Sinh Lao Động
Trên cơ sở Hiến Pháp hệ thống chính sách chính sách, pháp luật về an toàn vệ sinh lao động về cơ bản được hình thành theo sơ đồ (xem sơ đồ) mà trong đó văn bản Qui phạm Pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nươc có thẩm quyền ban hành theo thủ tục,trình tự luật định,trong đó có qui tắc xử sự chung,được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN NHÓM 1
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG
CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT VỀ ATVSLĐ & MỘT SỐ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH VỀ BHLĐ
ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
CHƯƠNG III: QUY TẮC CHUNG VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ NỘI QUY ATVSLĐ
CỦA DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG IV: NHỮNG YẾU TỐ NGUY HIỂM VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
CHƯƠNG V: NHỮNG YẾU TỐ CÓ HẠI TRỌNG SẢN XUẤT & CÁC BIỆN PHÁP
PHÒNG CHỐNG
CHƯƠNG VI: CÔNG DỤNG, CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN CÁC PHƯƠNG TIỆN
BẢO VỆ CÁ NHÂN
-------------------------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG I
NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Bảo hộ lao động
Bảo hộ lao động mà mà nội dung chính là an toàn – vệ sinh lao động ( AT-VSLĐ) là
hệ thống các giải pháp về luật pháp, khoa học, kỹ thuật, tổ chức, kinh tế - xã hội nhằm bảo
đảm an toàn và sức khỏe của người lao động trong quá trình lao động sản xuất.
Bảo hộ lao động ra đời và phát triển là một tất yếu khách quan của các hoạt động kinh
tế - xã hội của con người. Bởi vì, trước hết, Bảo hộ lao động là một phạm trù sản xuất, gắn
liền với các hoạt động lao động, sản xuất nhằm bảo vệ an toàn và chăm lo sức khoẻ cho yếu
tố năng động nhất của lực lượng sản xuất là người lao động. Bảo hộ lao động phát triển phụ
thuộc vào trình độ nền kinh tế, khoa học công nghệ và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
mỗi quốc gia.
Trong công tác Bảo hộ lao động, nội dung chủ yếu nhất là vấn đề đảm bảo an toàn lao
động và vệ sinh lao động (mà chúng ta thường gọi tắt là "an toàn - vệ sinh lao động"). Tuy
nhiên, Bảo hộ lao động được hiểu với nội dung rộng lớn hơn bao gồm cả hệ thống các văn
bản pháp luật, chính sách, tổ chức, quản lý, thanh tra nhà nước về lao động...có liên quan
đến an toàn - vệ sinh lao động. Mặt khác, trong xu thế hội nhập như hiện nay, thuật ngữ "An
toàn - vệ sinh lao động" lại được dùng nhiều hơn, dễ hoà nhập hơn.
Ở nước ta trong hơn nửa thế kỷ qua, Bảo hộ lao động đã trở thành một thuật ngữ phổ.
biến, được sử dụng trong các văn bản pháp luật, trong đời sống xã hội để chỉ một công tác
lớn của Đảng và Nhà nước ta với nội dung chủ yếu là đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động,
chăm lo cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo
vệ tính mạng và sức khoẻ người lao động.
2. Điều kiện lao động
2.1. Khái niệm về điều kiện lao động
Điều kiện lao động (ĐKLĐ) là tổng thể các yếu tố về kỹ thuật - công nghệ, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, năng lực của con người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó tạo nên những điều kiện cần thiết cho hoạt động lao động sản xuất của con người.Tình trạng tâm sinh lý của con người trong quá trình lao động tại chỗ được coi như một yếu tố gắn liền với ĐKLĐ. Tình trạng tâm sinh lý của người lao động trong khi làm việc đôi khi lại chính là nguyên nhân dễ xảy ra sự cố dẫn đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho bản thân họ và cho người khác. Với cách hiểu như vậy khi đánh giá điều kiện lao động, điều mà chúng ta quan tâm là những yếu tố biểu hiện của điều kiện lao động có ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của người lao động. Đánh giá các ĐKLĐ của bất kỳ một cơ sở, một ngành nào phải nhìn tổng thể các yếu tố trên.
2.2. Các nhóm yếu tố của điều kiện lao động
Để có thể làm tốt công tác Bảo hộ lao động phải phân tích, đánh giá được các yếu tố
của ĐKLĐ điều kiện lao động cũng như các mối quan hệ tác động qua lại của tất cả các yếu
tố trên, đặc biệt là phải phát hiện và xử lý được các yếu tố không thuận lợi, đe doạ đến an
toàn và sức khoẻ của người lao động trong quá trình lao động. Việc đánh giá đúng thực trạng
ĐKLĐ và thường xuyên quan tâm, cải thiện nó là một nội dung quan trọng bậc nhất của
công tác Bảo hộ lao động.
Các yếu tố của ĐKLĐ có thể chia theo các nhóm:
a. Các yếu tố của lao động, bao gồm:
- Máy, thiết bị, công cụ
- Nhà xưởng, kho, bến bãi…
- Năng lượng, nguyên nhiên vật liệu
- Đối tượng lao động
- Người lao động
b. Các yếu tố liên quan đến lao động, bao gồm:
Các yếu tố tự nhiên và môi trường có liên quan đến nơi làm việc
Trong quá trình sản xuất cùng với phương tiện lao động, đối tượng lao động và điều kiện tự nhiên tạo nên môi trường lao động - một trong những yếu tố quan trọng nhất của điều kiện lao động. Môi trường lao động đóng vai trò quan trọng trong đời sống người lao động vì ở đó họ trải qua một phần của cuộc đời mình với một nhịp điệu sống nhất định mang tính chất của công việc và chịu tác động của các yếu tố hoá học, vật lý, vi sinh vật, khí hậu,...
+ Yếu tố vi khí hậu nơi sản xuất (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động không khí, bức
xạ nhiệt, áp lực không khí)
+ Nồng độ các hoá chất độc trong không khí
+ Nồng độ bụi
+ Yếu tố sinh học gây hại
+ Bức xạ ion hóa, bức xạ trường điện từ
+ Tiếng ồn, rung róc trong sản xuất.
Việc đánh giá môi trường lao động phải dựa trên những tiêu chuẩn cho phép đã được
các ngành, các cấp ban hành đối với từng yếu tố của môi trường lao động.
- Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội, bao gồm:
+ Điều kiện cơ sở vật chất: nhà xưởng, kho bãi
+ Lực lượng lao động (trình độ quản lý, chuyên môn, tay nghề, tuổi nghề)
VIỆN ĐÀO TẠO NUCE™ - Đơn vị chuyên đào tạo và cấp Chứng chỉ xây dựng Online số 1 tại Hà Nội, TP HCM và trên toàn quốc.
VPGD: Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - TP. Hà Nội
Phone: 0985.40.8822
Email: ccxd.edu.vn@gmail.com